Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Atonik Atonik 1.8 DD – Thuốc Kích thích sinh trưởng- kích thích ra rể, keiki, nảy mầm… Xịt vào thấy lan phượt đọt rõ ràng luôn

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các loại vitamin Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.
Goi Atonik 15ml
Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng kể từ giai đoạn nẩy mầm cho đến giai đoạn thu hoạch. giá.
Kích keiki với atonik 
hộp atonikkích keiki với atonik

Cách nhân giống và phòng trừ bệnh sâu hại cho lan hồ điệp

Cách nhân giống lan Hồ điệp:

Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ.
+Phương pháp cơ học:
Khi cây phát triển tới mức độ thích hợp, ta sẽ cắt ngọn với một ít rễ (càng nhiều rễ càng tốt) đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên một hoặc vài chồi. Cần khử  trùng cẩn thận kéo cắt hoặc dao và bôi vôi hoặc thuốc sát khuẩn vào vết cắt cho phần trồng mới lẫn gốc cũ.
Cách khác là dùng dây đồng cột vào thân cây và xiết chặt vừa đủ, khi bị xiết cây sẽ bị ức chế và kích thích mọc chồi mới. Khi nhú chồi mới ra bỏ dây đồng cho cây con phát triển. Sau một thời gian chồi con phát triển nhất định với bộ rễ đủ sức nuôi cây thì tiến hành tách ra khỏi cây mẹ. Cách khử trùng thì làm như trên.
Với phương pháp này ta sẽ có chồi mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn đảm bảo, cây không bị ” sốc” và vẫn ra hoa trong mùa kế tiếp.
Nhân giống lan hồ điệp
Nhân giống lan hồ điệp

+ Phương pháp kích thích tố:
Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của chồi non. Có thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. Thường được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).
Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của cành hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ mọc ra dần khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt chồi và đem  trồng trong chậu.
Keiki lan hồ điệp
Keiki lan hồ điệp

Sâu bệnh và các vần đề khác:

Cần chú ý những biểu hiện của bệnh thối lá xuất hiện trên cây,  bệnh này phát triển rất nhanh , có thể giết chết cây trong vài ngày. Nguyên nhân thường do dư  nước hoặc bộ rễ bị hư  (do côn trùng phá hoại hoặc ứ  nước làm thối rễ). Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Vết cắt phải được khử trùng bằng vôi hoặc thuốc sát khuẩn và  không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Ta cần cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng.  Sự thiếu ẩm độ, sự thiếu nắng,  sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng và héo.  Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt cành hoa đến mắt thứ tư (chừa lại 4 mắt), các mắt này thường cho ra chồi hoa mới hoặc cây con.
Hồ điệp thường bị một số loài côn trùng cắn phá như  ruồi, bọ, nhện đỏ (loại rất nhỏ, khó thấy bằng mắt thường), chuột… Khi có dấu hiệu bị tấn công chúng ta nên dùng một số loại thuốc phun xịt an toàn như  công thức nước xà bông rửa chén pha dầu ăn, ớt bột. Nếu vẫn không tác dụng sẽ dùng thuốc diệt côn trùng hóa học (tuy nhiên khá độc hại)
Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà . Ngoài nước trà còn có thể tưới nước vôi loãng cũng có tác dụng ngăn trừ vi khuẩn tấn công.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Kỹ Thuật Nhân Giống Hoa Phong Lan Phần 2

Với những phát minh và kỹ thuật khoa học mới mẻ, chuyện nhân giống hoa lan không còn ở phạm vi cắt cành, tách nhánh hay gieo hạt theo phương thức cổ xưa khi được khi không nữa. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ trình bầy việc nhân giống một cách tổng quát để chúng ta có một ý niệm chung. Nếu muốn hiểu rõ ngọn ngành cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn hay nói cách khác là phải theo một lớp huấn luyên chuyên ngành.
1. Tách nhánh

- Nhiều giống lan mỗi năm mọc thêm vài ba nhánh mới. Sau vài năm cây lan đã trở thành một khóm lớn có 9 - 10 nhánh. Những nhánh già nếu để lại chỉ là chiếc bầu chứa nước chứ không ra hoa và cũng không mọc cây non nữa. Để lại chỉ thêm chật chỗ, nhưng nếu tách rời ra, những nhánh già vì lý do sinh tồn sẽ mọc cây non. Khi tách ra, chúng ta cần phải có từ 3 - 5 nhánh. Nếu chỉ có 1 - 2 nhánh cây có thể chết vì không đủ sức, những nhánh non dù có mọc ra cũng khó lòng có hoa được.

- Khi tách nhánh nên dùng dao kéo đã khử trùng và phun thuốc sát trùng vào các vết cắt hay những chỗ bị phạm. Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.
Tách nhánh phong lan
 
2. Tạo củ giả

Tách củ già - nhân giống hoa lanKhi tách ra, những củ già của các giống lan như Cymbidium, Oncidium, Encyclia, Stanhopea ... đừng nên vất đi, vì những củ này thường mọc ra cây non. Cần phải cắt bỏ rễ thối, lá già rồi để vào chỗ rợp mát, thỉnh thoảng phun nước cho củ khỏi khô héo. Khoảng vài tháng sau các củ này sẽ mọc cây non, đơi khi cây mọc rễ khoảng 4 - 5 cm hãy đem ra trồng.

3. Tách cây con

Những loài như Phalaenopsis hay Dendrobium thường mọc cây non (keiki) sau khi hoa đã tàn. Khi đó chúng ta vẫn tưới bón cho cây mẹ như thường. Khi cây non ra rễ dài khoảng 4 - 5 cm sẽ dùng dao kéo đã khử trùng tách ra và đem trồng với những vật liệu cỡ nhỏ.
Tách cây con - keiki
 
4. Cắt cành

Chúng ta cũng có thể nhân giống bằng cách cắt khúc cành hoa hay thân cây với những loại lan sau:

a) Phalaenopsis

Là một loài lan thân đơn, ít khi mọc cây con ở gốc, nhưng lại hay mọc cây con ở trên đốt của cành hoa. Có 3 cách nhân giống:

- Khi bông hoa đầu tiên vừa nở, phía dưới có 2 - 3 đốt không có hoa nhưng có chiếc vỏ bọc. Dùng dao hay tăm nhọn tách vỏ này ra, tránh phạm đến mầm bên trong, bôi thuốc mọc cây non (keiki paste) có chất Cytokinin giá bán khoảng 4 - 5$ USD vào mầm đó. Khi hoa tàn hãy cắt phía trên đi. Vài tháng sau sẽ mọc cây con, khi cây con ra rễ dài 4 - 5 cm, cắt ra và đem trồng

- Khi hoa đã tàn hết, cắt cành hoa sát đến tận gốc rồi cắm vào trong ly nước có pha phân bón 30 - 10 - 10 rất loãng 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước và lâu lâu lại thay nước một lần. Có người dùng nước dừa (coconut milk) thay cho nước lạnh, nhưng cách này dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm cho nên cần phải cho vài giọt Physan 20 hay Peroxide hydrogen vào. Để ở nơi rợp mát với nhiệt độ từ 75 - 80°F hay 25°C trở lên, vài tháng sau sẽ mọc cây non ở các đốt.

- Cắt các đốt ở dưới bông hoa đầu tiên (những đốt không có hoa) mỗi đầu chừa ra khoảng 2 - 3 cm, ngâm vào nước sát trùng trong vòng 20 phút rồi bỏ vào trong một chiếc bình bịt kín lai và để như trên.
b) Dendrobium, Phaius

Nhân giống đăng lanKhi hoa tàn, cắt thân cây ra từng khúc như trên hay để nguyên cây, ngâm vào nước có pha chất sát trùng rồi đặt lên khay có rêu sphagnum moss. Để vào chỗ rợp mát và ấm như trên, vài tháng sau sẽ mọc cây con. Xin xem chi tiết trong bài "Nhân giống Đăng Lan".

c) Aerides, Ascocenda, Arachnis, Renathera, Vanda, Staurochilus ...

- Những cây lan thuộc các loài kể trên thường mọc quá dài và một đôi khi lại bị thối ngọn hay thối gốc nhất là Ascocenda và Vanda. Trường hợp này nếu không cắt ra và kịp chữa trị cây sẽ chết.

- Khi cây lan mọc quá dài, có thể cắt ra làm nhiều đoạn theo như hình bên, mỗi đoạn cần tối thiểu phải có từ 3 - 5 đốt và 2 - 3 rễ, gốc cây cũng vậy. Sau đó bôi thuốc sát trùng vào 2 đầu, có thể dùng vôi ăn trầu thay thế.

- Nếu cây bị thối ngọn, hay thối gốc, dùng dao thật sắc đã khử trùng để thân cây không bị dập. Cắt cho tới khi nào không còn thấy chấm đen ở trong lõi và phải cắt thêm vào chừng 3 cm nữa, bôi thuốc sát trùng và để vào chỗ mát và ấm mỗi ngày phun nước một lần, nhánh mới và rễ mới sẽ mọc ra.

5. Thụ phấn

Nếu chỉ muốn thu phấn (hand pollination) hay lai giống một vài cây như Cymbidium, Cattleya chúng ta có thể thực hành trong một vài phút, nhưng nếu muốn có hoa đẹp chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì khi thụ phấn giữa những bông hoa cùng một cây hay với 2 cây khác nhau. Thí dụ ta khi lai cây hoa vàng với cây hoa đỏ tưởng sẽ là có mầu cam nhưng kết quả không như ý muốn bởi vì nhưng cây cha và cây mẹ có khi đã lai giống nhiều lần. Chỉ có những giống lan nguyên thủy mới giữ được nguyên tính một phần nào.

6. Gieo hạt

Nhân giống bằng cách gieo hạt (seedling) gồm có 3 điều chính yếu:

- Thời điểm lấy hạt, có giống phải lấy hạt khi quả lan còn xanh, có giống lại phải đợị khi quả chin. Thời gian khoảng từ 50 ngày cho tới 260 ngày, trái lan có thể cho từ vài chục cho đến trên nửa triệu hạt.

- Việc trồng lan từ hạt hay trồng lan trong ống nghiệm không phải là dễ dàng, cần phải có những dụng cụ và nhiều lần kinh nghiệm. Vấn đề chính là phải khử trùng khử nấm trước khi geo hạt.

- Thời gian từ khi mọc ra từ hạt cho tới khi ra hoa khoảng từ 2 năm như Phalaenopsis và 9 - 10 năm cho Dendrobium speciosum.

7. Cấy mô

Nuôi cấy mô lan Hồ điệp- Cấy mô là kỹ thuật nhân giống nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Người ta có thể cấy một loạt ra hàng ngàn hay hàng trăm ngàn cây lan nhỏ với đặc tính y hệt như cây lan mẹ.

- Những cây lan nhỏ này được lấy ra từ tế bào của lá, rể nhưng phần lớn từ lõi của các mầm non mới mọc. Thông thường người ta cắt thành 20 mảnh nhỏ, sau đó được bỏ vào trong một dung dịch đặc biệt rồi cho vào máy lắc chậm chạp xoay vòng hoặc nghiêng sang bên phải rồi bên trái, để cho các mảnh này chỉ lớn lên và không ra lá hay ra rễ.

- Sau đó lại cắt ra thành 300 - 400 mảnh rồi tiếp tục như vậy cho tới 7.000 - 8.000 mảnh nhỏ hay nhiều hơn nữa. Cuối cùng người ta cho vào những chai (Flask) để cho cây mọc lên như gieo từ hạt.

- Nếu các bạn muốn nhân giống hãy chịu khó đọc kỹ để hiểu bíết tường tận về phương pháp, kỹ thuật, dụng cụ ... để không đến nỗi hoàn toàn thất bại.
Sưu tầm

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Cách giâm cành / chiết nhánh lan hồ điệp

Sau khi cây ra nở xong cái nụ cuối cùng khoảng 1 tuần, cắt cành hoa, chừa lại khoảng 3 đốt đếm từ đốt lên. Chừa đốt để có thể hoa ra tiếp (hoặc ra cây con). Nhưng khi thấy cây bị yếu, thì không nên cho cây nở hoa tiếp tục, nên cắt sát xuống kẽ lá để dồn sức nuôi cây.




Tùy cây sẽ có thể cho ra cây con khoảng sau 1-2 tháng


Cây con hồ điệp hàng khủng :d


Nếu muốn ra cây con từ đốt cành hoa thì xử lí chồi hoa như sau : Cắt 1 đốt khoảng 10cm, dùng dao bén lột cái vỏ bọc ngoài ra. Cần cẩn thận vì nếu bị trầy hay gãy chồi sẽ không mọc cây.



Đặt chồi lên trên mấy miếng moss, hay đất ẩm, thấm nước và bỏ tất cả vào bịch zip lock bag (hoặc bịch kín,chai..) 
Để ở chỗ có ánh sáng và ấm áp. Kiểm tra để chắc đủ độ ẩm. Khoảng 4 tuần, cây nảy chồi.


Khoảng sau 3 tháng thì được cây như sau :

Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.
Quy trình nhân giống In VitroLan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan. Chính vì vậy, hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in-vitro:

Quy trình trên được tiến hành qua các giai đoạn sau:

1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:

Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang Nhân giống In vitrođỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)22% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 - 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

2. Nhân giống:

Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây... nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 22°C - 26°C và tuỳ vào mỗi loài.

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.

3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

4. Chuyển cây ra vườn ươm:


Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.
Theo www.rauhoaquavietnam.vn

Hoa lan rừng Giáng Hương toàn tập

Trong nhà ai chắc cũng sở hữu một vài nhánh lan rừng giáng hương…Bởi một điều ai cũng nhận thấy, loại lan rễ gió này dễ tìm, dễ mua, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại có mùi hương quyến rũ và sắc hoa đằm thắm.Thoạt nghe có vẻ như Giáng hương là loài lan không quý hiếm, nhưng để sở hữu đủ cả 8 loại Giáng hương mà rừng VN đang có thì không phải là một sớm một chiều.

Giáng Hương là dòng lan có tên khoa học Aerides.


Tại Việt Nam, dòng này có 8/20 loại của cả thế giới.
Đó là:
1. Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy)
2. Aerides falcata Lindl (hồng dâu)
3. Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt)
4. Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu)
5. Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn)
6. Aerides odorata (quế lan hương)
– Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương
– Aerides odorata var alba (bạch nhạn)
– Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (hồng nhạn)7. Aerides rosea Loddiges (sóc lào)
8. Aerides rubescens (giáng thu)
Giáng Hương là dòng lan có tên khoa học Aerides.
Giáng Hương là dòng lan có tên khoa học Aerides. 
Với đặc điểm chùm hoa hướng xuống, tỏa hương bát ngát và dịu nhẹ nên tên loài ít nhiều phản ánh bản chất của cây. Đây là một loại lan phổ biến với hầu hết những người chơi lan, từ mới bắt đầu đến những người đã có kinh nghiệm lâu năm về lan, trong nhà ai chắc cũng sở hữu một vài nhánh lan rừng giáng hương…Bởi một điều ai cũng nhận thấy, loại lan rễ gió này dễ tìm, dễ mua, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại có mùi hương quyến rũ và sắc hoa đằm thắm.
Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. Phong lan Giáng Hương không phải là loại thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây chủ để sống mà là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phát triển. Bộ rể phát triển mạnh để lấy dinh dưỡng từ không khí, nước mưa để sống. Do đó trong môi trường nuôi trồng đô thị nhất thiết phải tạo cho chậu lan Giáng Hương một khoảng không gian thông thoáng nhất định.
Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí.
Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. 

Phân biệt Quế lá xếp và Quế lá lướt:

Nhiều người mới chơi lan thắc mắc về kiểu lá. Quế lan hương thuộc họ Giáng hương, về cơ bản chia ra 2 kiểu lá: lá xếp và lá lướt. Kiểu lá này phản ánh đúng bản chất và kiểu hình của thân cây và lá cây.
Lá xếp thường có độ dày hơn so với lá lướt, kiến trúc lá xếp đều dọc theo thân cây, do vậy mà loại này được ưa chuộng hơn trong những phiên chợ lan.
Loại lá lướt thì lả lơi, thường bị uốn cong và dễ bị rách lá do cấu tạo độ dày lá cây.
Thoạt nghe có vẻ như Giáng hương là loài lan không quý hiếm, nhưng để sở hữu đủ cả 8 loại Giáng hương mà rừng VN đang có thì không phải là một sớm một chiều.

Hình ảnh 8 loại lan giáng hương rừng hiện có ở Việt Nam

Người mới chập chững trồng lan hay tưởng lầm loạilan Giáng hương với lan Ngọc Điểm vì mới nhìn sơ qua hai cây này từ cách cấu tạo từ rễ, thân, lá và màu hoa tương tự nhau vì cùng một họ Vandeae, hai cây mới nhìn qua giống như hai chị em, có thể nói Giáng Hương và Lan Ngọc Điểm giống như chị em Thúy Kiều.
Giáng Hương ví như Thúy Kiều với bộ rễ mọc dài theo thân nảy ra từ cuống của những chiếc lá, thon, nhọn ẻo lả và những chùm hoa dài mang những đóa hoa màu trắng, màu hồng và tím lạt đổ xuống như những giòng thác nhỏ, hoa không những lâu tàn còn được trời ban tặng cho mùi hương quyến rũ mặn mà, còn cây ngọc điểm lá to bản và ngắn hơn.
• Aerides crassifolia lá dày (giáng xuân), đặc điểm lá dày, cứng và xòe sang hai bên, hoa nở vào mùa xuân, rất lâu tàn mầu hồng tím và tím đậm. Lan mọc ở Trung và Nam bộ: Đà lạt, Blao, Đắc lắc…
Hoa mọc từng chùm dài 15-30 cm, hoa to khoảng 3-4 cm, lâu tàn có hương thơm và nở vào mùa Xuân đến mùa Hạ.

Từ Sơn La của vùng cao nguyên miền Bắc, chạy dài theo những tỉnh Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đà Lạt của cao nguyên miền Trung kéo dài đến Tây Ninh của miền Đông Nam Phần có Giáng Xuân hay Giáng Hương quế (Aerides falcata var. maurandii) dài khoảng 50-70 cm, lá màu xanh đậm có sọc, mặt dưới của lá hơi tím đỏ. Chùm hoa dài 30-50 cm với khoảng 15-30 hoa to từ 2,5-3 cm, có hương thơm và nở vào mùa Xuân qua mùa Hạ.
 Aerides falcata lindl (hồng dâu), Giáng hương quế, hoa nở vào tháng 5-6 mầu hồng nhạt với những vệt tím hồng, mọc ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường sơn.
Giáng hương hồng dâu 
• Aerides flabellata Rolfe, Giáng hương môi quạt: hoa nở vào mùa xuân, mầu nâu tươi môi có gai vàng cong ra phía trước, mọc ở miền Bắc.
Giáng hương môi quạt

• Aerides houlletiana, Giáng hương quế nâu:

hoa nở vào mùa hè mầu vàng nâu, hay vàng chanh, môi tím mọc ở miền Nam: Đà Lạt, Tây ninh.

Ở hai tỉnh Kontum, Đắc Lắc của cao nguyên miền Trung, tỉnh Tây Ninh của miền Đông Nam Phần và ở đảo Phú Quốc có Giáng Hương quế nâu hay là Họa Mi (Aerides houlettiana hay Aer falcata, Aer picotianum, Aer platychilum) thân dài từ 50-70 cm, lá xanh ngắt dài từ 30-40 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa rũ xuống dài từ 30-40 cm, hoa dày từ 20-30 chiếc, to khoảng 2,5 cm, có nhiều màu vàng lạt hay xanh lá cây lạt hơn là màu hồng hay tím, thơm ngát như mùi chanh hay cam và nở vào mùa Xuân và mùa Hạ.
Chỉ mọc trên cao nguyên miền Bắc ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La, Giáng Xuân quạt hay Giáng Hương quạt (Aerides flabellata), có lá xòe ra hai bên như chiếc quạt dài từ 15-16 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa thưa chứ không dày như những loại Giáng Hương khác, dài rũ xuống khoảng 10-25 cm, màu hoa cũng khác có 5 cánh lớn màu xanh vàng chấm nâu và lưỡi màu hồng tím, hoa lớn khoảng 2 cm, thơm và nở vào mùa xuân.
Giáng hương quế nâu
• Aerides multiflora Roxbury (giáng hương Sóc Lào): Giáng hương nhiều hoa, lá dài và cong, hoa nhiều mọc sát với nhau, hoa nở vào mùa hè, mầu hồng nhạt có chấm và đỉnh mầu tím, mọc ở Thủ đầu một, Bì đúp, Tân Uyên, Đắc Lắc.
 
 
• Aerides odorata (Quế lan hương): Giáng hương thơm, thân dài đến 1 thước, lá dài chừng 30 phân, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa trắng hồng viền tím,môi cuộn tròn lại. Lan mọc ở khắp Bắc, Trung và Nam.
Aerides odorata gồm nhiều nhánh nhỏ:
1/ Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương
Dòng này thì tương đối phổ biến và cũng dễ phân biệt do có mùi thơm của quế
2/ Aerides odorata var alba : Giáng hương Bạch nhạn
Thân tròn, nhỏ, dài trung bình, lá dài từ 10 đến 20 cm,nhỏ hơn cỡ 2 cm, lá xếp đều hai bên thân, dựng và hơi khum vào phía trong, mầu xanh nhạt hơn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn. Vòi bông đam ra từ nách lá, có trung bình 10 đến 15 bông trên một vòi hoa nếu cây phát triển tốt và già cây thì vòi hoa có thể lên tới trên 30 bông trên một vòi. Hoa mầu trắng , nở muộn hơn Hồng sắc trong khoảng tháng 6 , 7 mùi thơm nhẹ.
3/ Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (còn gọi là hồng nhạn)
 Aerides rosea Loddiges (Đuôi cáo): Giáng hương hồng, hoa mầu hồng tím rất đẹp, nở vào mùa xuân. Lan mọc ở cao Bằng, Lạng sơn.
Trên cao nguyên Bắc phần từ nhữg tỉnh Sơn La, Hòa Bình đến tỉnh Kontum, Bù Đốp, Đắc Lắc của cao nguyên Trung phần và ở Nam Cát Tiên National Park có Giáng Hương nhiều hoa, hay gọi nôm na là Đuôi Cáo, Sóc lào (Aerides multiflora hay Aer affinis, Aer godefroyana) thân ngắn, lá có chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Chùm hoa Đuôi Cáo này dài từ 30-40 cm hoa rất nhiều khoảng 30-50 chiếc to khoảng 2,5 cm mọc sát vào nhau, cánh dầy, hoa thơm nở vào mùa Xuân và mùa Hạ, loại Giáng Hương này rất có rất nhiều người nhầm lẫn là Ngọc Điểm (Rhynchostylis).
đuôi cáo 3đuôi cáo 2đuôi cáo
• Aerides rubescens (Giáng thu): cây nhỏ hoa nở vào cuối xuân, đầu hạ mầu hồng tím mọc ở Lâm Đồng, Phan Rang.
Aerides rubescens - Giáng thuAerides rubescens - Giáng thu 2
Các nhà khoa học vừa công bố loài lan mới tên giáng hương ở Ninh Thuận. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Việt Nam và Nga. Loài mới được đặt tên lan giáng hương phong Aerides phongii, nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt Nam.

giáng hương phong Aerides phongii 3giáng hương phong Aerides phongii 2giáng hương phong Aerides phongii

Kinh nghiệm để có một chậu Giáng Hương đẹp

Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí.Phong lan Giáng Hương không phải là loại thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây chủ để sống mà là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phát triển. Bộ rễ phát triển mạnh để lấy dinh dưỡng từ không khí, nước mưa để sống.
Nên trồng Giáng Hương trong chậu đất nung - loại chậu có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là sử dụng những khúc cây khô
Nên trồng Giáng Hương trong chậu đất nung – loại chậu có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là sử dụng những khúc cây khô
Trong điều kiện nuôi trồng ở môi trường đô thị chắc chắn phải tạo cho chậu lan Giáng Hương một khoảng không gian thông thoáng nhất định.

Đặc điểm chung của dòng lan này là rễ phát triển rất mạnh và có hình dáng như những ống hút nước , cây giống  dễ mua,rẻ tiền, dễ chăm sóc nên lan Giáng Hương rất thích hợp cho những người mới chơi hoa phong lan chăm sóc và nuôi trồng .

Lan Giáng Hương có mùi thơm rất dễ chịu, trong đó có hương thơm nồng nàn nhất là quế lan hương và hồng dâu, khi hoa nở hương thơm lan tỏa khắp vườn lan, tạo cho người trồng lan cảm giác thoải mái và thích thú.

Theo kinh nghiệm của Lanvenus, để trồng hoa lan Giáng Hương được hiệu quả nhất, chúng ta nên: trồng Giáng Hương trong chậu đất nung – loại chậu có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là sử dụng những khúc cây khô để ghép cây lan Giàng Hương vào.

Điều nhất thiết với phong lan Giáng Hương để phát triển mạnh và đồng đều là cần độ thoáng, mát.
Chậu phong lan Giáng Hương khi trưởng thành có đẹp hay không phụ thuộc chủ yếu vào cây giống khi bạn mua. Khi mua cây giống ta nên chọn cây có kích cỡ đều nhau, để sau này cây lan sẽ ra hoa cùng lúc, chọn cây có bộ lá vẫn còn xanh, rễ còn tươi, những lá gần gốc vẫn còn, dứt khoát không mua những cây bộ rễ đã khô, có bộ lá bị úa vàng,  những cây lan này rất khó phục hồi,hầu hết sẽ chết trong quá trình nuôi trồng hoặc cây lan sống nhưng phát triển chậm, yếu.
Một chậu lan Giáng Hương nên trồng 5 cây
Một chậu lan Giáng Hương nên trồng 5 cây
Một chậu lan Giáng Hương nên trồng 5 cây cho một chậu ( thường có đường kính khoảng 24cm), hay ghép 5 cây cho một khúc cây khô, ghép nhiều cây lan hơn vào một chậu hoặc khúc cây khô cũng tốt nhưng khi ra hoa các chùm hoa sẽ chồng chéo với nhau sẽ không đẹp mắt.
Một chậu lan giáng hương phải nuôi trồng trong khoảng thời gian từ 2-3 năm mới có thể phát triển đẹp và hoàn chỉnh .Nếu trồng, ghép vào khúc cây khô nên chọn những loại cây khô lâu bị mục, ví dụ như: cây ổi, cà phê, vú sữa…
Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên, phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới, treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều.
Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.
Trồng cây lan Giáng Hương vào chậu như sau:
Đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rễ quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rễ chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.
Trồng hoa lan Giáng Hương vào chậu
Trồng hoa lan Giáng Hương vào chậu
Trồng cây lan Giáng Hương vào khúc gỗ như sau:
Bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.
Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều.
Dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần. Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm.
Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh
Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh
Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)
Mùa hoa giáng hương thường kéo dài từ sau Tết âm lịch cho đến hết mùa hè, khi chậu lan Giáng Hương ra chồi hoa, do chồi hoa tiết ra chất dịch trắng trong suốt phủ bên ngoài chồi hoa, thường thu hút sâu bọ, kiến đến phá hoại chồi hoa, lúc này nên phun ngừa côn trùng bằng nước tỏi pha loảng. Khi chậu lan giáng hương đã trổ hoa để giữ cho chùm hoa nở được lâu, khi tưới nước bạn cố tránh tưới vào các chùm hoa đang nở.
Phong lan Giáng Hương phát triển rất mạnh, chậu lan có màu xanh đậm rất đẹp, thích hợp cho việc tạo không gian xanh quanh nhà.
Phong lan Giáng Hương phát triển rất mạnh, chậu lan có màu xanh đậm rất đẹp, thích hợp cho việc tạo không gian xanh quanh nhà.

Cách trồng lan giáng hương

Quế có nhiều loại cho nên mình chỉ giới thiệu cách trồng 1 loại tiêu biểu. Những loại khác bạn áp dụng cách trồng tương tự nhé!

Cách trồng lan giáng hương thơm (quế lan hương Aerides Odorata)

1. Cách xử lý khi bạn mới mua cây lan quế lan hương về:
+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước,   Cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:
  • 1 thìa cafe đường
  • 1 thìa cafe NKP 30-10-10
  • 1 viên tránh thai (hoặc 3-4 giọt Atonik)
  • 4 lít nước
Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.
Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.
+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.
+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.
Lan giáng hương thơm (quế lan hương Aerides Odorata)
Trồng cây lan Giáng Hương vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.
Trồng cây lan Giáng Hương vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.
Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột  trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì  tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần.
Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)
(Tổng Hợp từ internet )