Bệnh teo rụng nụ non trên denrobium
Nụ non teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa...
Đó là những triệu trứng ở hoa lan Denrobium khi bị ấu trùng của loài ruồi Contarinia maculipennis gây hại. Dưới đây là những tư vấn của kỹ sư Nguyễn Thị Hòa – Công ty Bảo vệ Thực vật Sài Gòn về hiện tượng trên.
Triệu chứng
Gần đây trên một số vườn lan Dendro tại TP HCM có hiện tượng rụng nụ non. Biểu hiện thường thấy các nụ non bị teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa. Hiện tượng này gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành làm thất thu lớn cho các vườn lan. Các nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không thấy giảm các hư hại trên.
Qua quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu tại vườn chúng tôi nhận thấy các hư hại tìm thấy do ấu trùng của một loài ruồi gây nên. Điều này được chứng minh khi bẻ một số nụ hoa bị hư ra tìm thấy bên trong một số con giòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giòi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi. Muốn biết chắc có thể ngắt vài nụ hoa cho vào túi nylon để vài giờ sau sẽ thấy các con giòi này chui ra rất nhiều trong túi nylon.
Các con giòi tìm thấy trong nụ hoa lan Dendro chính là ấu trùng của Contarinia maculipennis là một loài ruồi gây hại trên hoa hiện đã tìm thấy trên nhiều loại cây trồng như: lan, dâm bụt, hoa lài, cà chua, cà tím, khoai tây, dưa và trên một số cây kiểng khác. Ruồi gây hại này lần đầu tiên được tìm thấy vào đầu những năm 1900 ở Hawaii. Những báo cáo về gây hại trên hoa lan Dendro lần đầu tiên xuất hiện ở Florida (Mỹ) năm 1992.
Ở TP HCM, theo thống kê chưa đầy đủ, loài ruồi này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó đến nay chúng vẫn liên tục gây hại trên các vườn lan và xuất hiện suốt năm. Điểm đặc biệt là lọai ruồi này chỉ gây hại trên hoa lan Dendro, các giống lan khác mặc dù trồng chung vườn hoặc gần nhau cũng không thấy bị nhiễm.
Tập quán loại côn trùng này
Để có thể tìm được biện pháp phòng trừ thích hợp chúng ta cần tìm hiểu tập quán và vòng đời của loại côn trùng này.
Con ruồi trưởng thành có hình dạng bên ngoài giống với con muỗi nhiều hơn là con ruồi. Chúng rất nhỏ: chiều dài khoảng 2mm, bộ cánh dài gấp đôi thân. Sống được 4 ngày. Vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 –32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường.
Ruồi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa, trứng có màu trắng kem có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, trứng nở trong vòng 1 ngày, ấu trùng sau khi nở chui sâu vào trong nụ hoa, chúng ăn các mô của nụ hoa gây nên hiện tượng biến dạng, mất màu trên nụ và cánh hoa, khi gây hại trên nụ còn non chúng làm rụng luôn cả nụ hoa.
Nụ và cánh hoa sau khi bị hư thường gãy gục xuống hoặc mọc các lớp mốc xám làm chúng ta dễ lầm tưởng hoa đang bị bệnh mốc xám.
Ấu trùng mới nở có màu trắng khi lớn hơn có màu vàng, ấu trùng sống trong nụ hoa từ 5 – 7 ngày, lúc này ấu trùng có thể búng xa vài cm trong không khí, đây chính là đặc điểm để phân biệt chúng với ấu trùng của các loài khác. Tập quán búng xa vài cm giúp chúng rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất.
Ấu trùng sau khi rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất chúng sẽ hóa nhộng trong đất ẩm, thời gian ở trong đất từ 14 – 21 ngày, giai đoạn cuối của nhộng chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu và chui lên gần mặt đất để thành ruồi trưởng thành. Chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối.
Ruồi và ấu trùng của chúng thích nghi với những thay đổi của môi trường rất tốt, ruồi cái đẻ trứng vào đầu nụ hoa nơi ấu trùng có thể dễ dàng chui vào trong nụ hoa chúng cũng thường chọn những nụ hoa còn non để ấu trùng có đủ thức ăn và môi trường tốt để trưởng thành. Khi điều kiện nụ hoa thay đổi ví dụ như có sự khô hạn hay hư hại, ấu trùng sẽ rời khỏi nụ hoa sớm hơn thời gian cần thiết và thời gian hóa nhộng trong đất sẽ dài hơn so với bình thường và con ruồi khi trưởng thành cũng có kích thước nhỏ hơn so với con ruồi có điều kiện tốt.
Mật độ ruồi cũng sẽ giảm nhanh khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 180C.
Ở các nước ôn đới mùa đông lạnh thường không thấy sự xuất hiện của chúng.
Xét toàn bộ vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 – 32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường. Trong quá trình đó giai đoạn ấu trùng chính là giai đoạn phá hoại nụ hoa gây nên những tổn thất lớn nhất mặc dù giai đoạn này chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Một điểm quan trọng nữa là các loại thuốc trừ côn trùng không có tác dụng đến ấu trùng do chúng được bảo vệ bởi mô nụ hoa quá dày. Theo thử nghiệm của chúng tôi một số thuốc nội hấp cũng làm chết ấu trùng nhưng hiệu quả rất thấp.
Hiện nay chưa thấy có những báo cáo về các loài thiên địch trên loại ruồi này. Con trưởng thành có thể bị mắc lưới nhện, kiến có thể ăn con nhộng trong đất.
Biện pháp sử dụng thuốc hoá học đem lại kết quả rất thấp muốn phòng trừ hiệu quả cần kết hợp nhiều biện pháp
Biện pháp phòng trừ
Do ruồi xuất hiện quanh năm và với nhiệt độ cao như ở TP HCM vòng đời của ruồi sẽ ngắn việc phòng trừ cần phải tiến hành thường xuyên và kiên trì mới đem lại kết quả tốt. Các công việc cần làm:
Ø Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa và phát hoa bị nhiễm bệnh cho vào túi nylon và đốt bỏ ngay trong ngày, không đổ vào hố chôn rác, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ ấu trùng trong vườn, chú ý khi cắt bỏ phải cho ngay vào túi không cầm đi từ nơi này đến nơi khác trong vườn tạo điều kiện cho ấu trùng nhảy xuống đất.
Ø Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.
Ø Phun thuốc diệt ruồi trưởng thành: ruồi trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng nên tiến hành phun thuốc vào thời gian này mới có hiệu quả. Các loại thuốc thường sử dụng: Sec Saigon 25EC, Dragon 585EC,… khi phun pha chung với dầu khoáng SK Enpray 99EC hoặc chất bám dính điều này quan trọng vì ruồi trưởng thành có bộ cánh dài dễ bị dính bởi chất bám dính hay dầu khoáng, tăng hiệu lực diệt trừ.
Ø Cần có sự kiên trì và liên tục theo đúng lịch, mật độ ruồi mới giảm từ từ.
Triệu chứng
Gần đây trên một số vườn lan Dendro tại TP HCM có hiện tượng rụng nụ non. Biểu hiện thường thấy các nụ non bị teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa. Hiện tượng này gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành làm thất thu lớn cho các vườn lan. Các nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không thấy giảm các hư hại trên.
hai nụ hai bên nhiễm bệnh, nụ giữa bình thường
|
Nụ hoa bị bóp méo bởi C. maculipenni (nụ dưới cùng nhiễm bệnh) |
Nụ thối và sẽ rụng sau đó - giai đoạn cuối cùng của sự phá hoại rõ ràng để quan sát nhưng quá muộn để kiểm soát Ruồi vàng C. maculipennis
Tác nhân gây hại Các con giòi tìm thấy trong nụ hoa lan Dendro chính là ấu trùng của Contarinia maculipennis là một loài ruồi gây hại trên hoa hiện đã tìm thấy trên nhiều loại cây trồng như: lan, dâm bụt, hoa lài, cà chua, cà tím, khoai tây, dưa và trên một số cây kiểng khác. Ruồi gây hại này lần đầu tiên được tìm thấy vào đầu những năm 1900 ở Hawaii. Những báo cáo về gây hại trên hoa lan Dendro lần đầu tiên xuất hiện ở Florida (Mỹ) năm 1992.
Ở TP HCM, theo thống kê chưa đầy đủ, loài ruồi này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó đến nay chúng vẫn liên tục gây hại trên các vườn lan và xuất hiện suốt năm. Điểm đặc biệt là lọai ruồi này chỉ gây hại trên hoa lan Dendro, các giống lan khác mặc dù trồng chung vườn hoặc gần nhau cũng không thấy bị nhiễm.
Tập quán loại côn trùng này
Để có thể tìm được biện pháp phòng trừ thích hợp chúng ta cần tìm hiểu tập quán và vòng đời của loại côn trùng này.
Con ruồi trưởng thành có hình dạng bên ngoài giống với con muỗi nhiều hơn là con ruồi. Chúng rất nhỏ: chiều dài khoảng 2mm, bộ cánh dài gấp đôi thân. Sống được 4 ngày. Vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 –32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường.
Ruồi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa, trứng có màu trắng kem có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, trứng nở trong vòng 1 ngày, ấu trùng sau khi nở chui sâu vào trong nụ hoa, chúng ăn các mô của nụ hoa gây nên hiện tượng biến dạng, mất màu trên nụ và cánh hoa, khi gây hại trên nụ còn non chúng làm rụng luôn cả nụ hoa.
Nụ và cánh hoa sau khi bị hư thường gãy gục xuống hoặc mọc các lớp mốc xám làm chúng ta dễ lầm tưởng hoa đang bị bệnh mốc xám.
Ấu trùng mới nở có màu trắng khi lớn hơn có màu vàng, ấu trùng sống trong nụ hoa từ 5 – 7 ngày, lúc này ấu trùng có thể búng xa vài cm trong không khí, đây chính là đặc điểm để phân biệt chúng với ấu trùng của các loài khác. Tập quán búng xa vài cm giúp chúng rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất.
Ấu trùng sau khi rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất chúng sẽ hóa nhộng trong đất ẩm, thời gian ở trong đất từ 14 – 21 ngày, giai đoạn cuối của nhộng chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu và chui lên gần mặt đất để thành ruồi trưởng thành. Chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối.
Ruồi và ấu trùng của chúng thích nghi với những thay đổi của môi trường rất tốt, ruồi cái đẻ trứng vào đầu nụ hoa nơi ấu trùng có thể dễ dàng chui vào trong nụ hoa chúng cũng thường chọn những nụ hoa còn non để ấu trùng có đủ thức ăn và môi trường tốt để trưởng thành. Khi điều kiện nụ hoa thay đổi ví dụ như có sự khô hạn hay hư hại, ấu trùng sẽ rời khỏi nụ hoa sớm hơn thời gian cần thiết và thời gian hóa nhộng trong đất sẽ dài hơn so với bình thường và con ruồi khi trưởng thành cũng có kích thước nhỏ hơn so với con ruồi có điều kiện tốt.
Mật độ ruồi cũng sẽ giảm nhanh khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 180C.
Ở các nước ôn đới mùa đông lạnh thường không thấy sự xuất hiện của chúng.
Xét toàn bộ vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 – 32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường. Trong quá trình đó giai đoạn ấu trùng chính là giai đoạn phá hoại nụ hoa gây nên những tổn thất lớn nhất mặc dù giai đoạn này chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Một điểm quan trọng nữa là các loại thuốc trừ côn trùng không có tác dụng đến ấu trùng do chúng được bảo vệ bởi mô nụ hoa quá dày. Theo thử nghiệm của chúng tôi một số thuốc nội hấp cũng làm chết ấu trùng nhưng hiệu quả rất thấp.
Hiện nay chưa thấy có những báo cáo về các loài thiên địch trên loại ruồi này. Con trưởng thành có thể bị mắc lưới nhện, kiến có thể ăn con nhộng trong đất.
Biện pháp sử dụng thuốc hoá học đem lại kết quả rất thấp muốn phòng trừ hiệu quả cần kết hợp nhiều biện pháp
Biện pháp phòng trừ
Do ruồi xuất hiện quanh năm và với nhiệt độ cao như ở TP HCM vòng đời của ruồi sẽ ngắn việc phòng trừ cần phải tiến hành thường xuyên và kiên trì mới đem lại kết quả tốt. Các công việc cần làm:
Ø Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa và phát hoa bị nhiễm bệnh cho vào túi nylon và đốt bỏ ngay trong ngày, không đổ vào hố chôn rác, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ ấu trùng trong vườn, chú ý khi cắt bỏ phải cho ngay vào túi không cầm đi từ nơi này đến nơi khác trong vườn tạo điều kiện cho ấu trùng nhảy xuống đất.
Ø Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.
Ø Phun thuốc diệt ruồi trưởng thành: ruồi trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng nên tiến hành phun thuốc vào thời gian này mới có hiệu quả. Các loại thuốc thường sử dụng: Sec Saigon 25EC, Dragon 585EC,… khi phun pha chung với dầu khoáng SK Enpray 99EC hoặc chất bám dính điều này quan trọng vì ruồi trưởng thành có bộ cánh dài dễ bị dính bởi chất bám dính hay dầu khoáng, tăng hiệu lực diệt trừ.
Ø Cần có sự kiên trì và liên tục theo đúng lịch, mật độ ruồi mới giảm từ từ.
Nguồn: KS. Nguyễn Thị Hòa - CTY Bảo vệ Thực Vật Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét