Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Cách nhân giống và phòng trừ bệnh sâu hại cho lan hồ điệp

Cách nhân giống lan Hồ điệp:

Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ.
+Phương pháp cơ học:
Khi cây phát triển tới mức độ thích hợp, ta sẽ cắt ngọn với một ít rễ (càng nhiều rễ càng tốt) đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên một hoặc vài chồi. Cần khử  trùng cẩn thận kéo cắt hoặc dao và bôi vôi hoặc thuốc sát khuẩn vào vết cắt cho phần trồng mới lẫn gốc cũ.
Cách khác là dùng dây đồng cột vào thân cây và xiết chặt vừa đủ, khi bị xiết cây sẽ bị ức chế và kích thích mọc chồi mới. Khi nhú chồi mới ra bỏ dây đồng cho cây con phát triển. Sau một thời gian chồi con phát triển nhất định với bộ rễ đủ sức nuôi cây thì tiến hành tách ra khỏi cây mẹ. Cách khử trùng thì làm như trên.
Với phương pháp này ta sẽ có chồi mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn đảm bảo, cây không bị ” sốc” và vẫn ra hoa trong mùa kế tiếp.
Nhân giống lan hồ điệp
Nhân giống lan hồ điệp

+ Phương pháp kích thích tố:
Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của chồi non. Có thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. Thường được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).
Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của cành hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ mọc ra dần khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt chồi và đem  trồng trong chậu.
Keiki lan hồ điệp
Keiki lan hồ điệp

Sâu bệnh và các vần đề khác:

Cần chú ý những biểu hiện của bệnh thối lá xuất hiện trên cây,  bệnh này phát triển rất nhanh , có thể giết chết cây trong vài ngày. Nguyên nhân thường do dư  nước hoặc bộ rễ bị hư  (do côn trùng phá hoại hoặc ứ  nước làm thối rễ). Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Vết cắt phải được khử trùng bằng vôi hoặc thuốc sát khuẩn và  không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Ta cần cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng.  Sự thiếu ẩm độ, sự thiếu nắng,  sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng và héo.  Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt cành hoa đến mắt thứ tư (chừa lại 4 mắt), các mắt này thường cho ra chồi hoa mới hoặc cây con.
Hồ điệp thường bị một số loài côn trùng cắn phá như  ruồi, bọ, nhện đỏ (loại rất nhỏ, khó thấy bằng mắt thường), chuột… Khi có dấu hiệu bị tấn công chúng ta nên dùng một số loại thuốc phun xịt an toàn như  công thức nước xà bông rửa chén pha dầu ăn, ớt bột. Nếu vẫn không tác dụng sẽ dùng thuốc diệt côn trùng hóa học (tuy nhiên khá độc hại)
Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà . Ngoài nước trà còn có thể tưới nước vôi loãng cũng có tác dụng ngăn trừ vi khuẩn tấn công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét